Trang

BẢO LỘC CHO MỘT AN NHIÊN

Nếu mọi thứ dường như được lập trình bởi những thói quen của đa số mọi người... Những nơi chốn, những địa điểm du lịch,... nơi thưởng thức của mỗi người .... 


.. và nếu mọi người luôn tìm đến Đà Lạt như một chốn thơ mộng với khống khí se lạnh, với một Hồ Xuân Hương nên thơ... và bởi vì Đà Lạt là Đà Lạt... có lẽ, ai đó đã quên mất đi... thực sự tên gọi của đà lạt ngày nay... được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của dòng suối Cam Ly. Ngoài ra, tên gọi của Đà Lạt còn có ý nghĩa là nước của người lát hay suối của người lát. Và đó chỉ là ý nghĩa của cái tên Đà Lạt mà mỗi người vẫn thường gọi hằng ngày... 

Và nếu như mọi người tìm hiểu kỹ hơn về Đà Lạt... chắc chắn sẽ tìm hiểu về quá trình xây dựng thành phố nên thơ này... Nó còn nhớ ở một tạp chí nào đó đã nói về một trong những người xây dựng thành phố này đã nói " “Cho mãi tới những năm sau này, khung cảnh ban sơ vẫn không có gì thay đổi. Ở tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lát đã chảy qua và người ta đã gọi suối này là  Đà Lạt. Nó cại càng củng cố thêm cho mọi người hiểu thêm về cái tên gọi Đà Lạt nên thơ ấy... Rồi trước đây, ở những thời kì đầu.. .mọi người thường nhắc tới Langbiang... và sau khi, ngươi ta chọn đà lạt là nơi nghỉ dưỡng thì từ đó cái tên thành phố Đà Lạt mới thực sự nổi tiếng... để từ ấy, nó hiểu rằng... phát triển của Đà Lạt bắt nguồn từ đâu...
Rồi nó, bắt đầu chuyến hành trình tiếp tục.. sau khi đã ghé vào một quán cà phê rất cổ rồi của Đà Lạt để tìm hiểu, để nghe và biết thêm nơi ta đang đứng... Cà phê Tùng - nằm ngay góc của khu Hoà Bình.  Nơi gắn liền với những con người nơi đây.... Không màu mè, không hiện đại, không sang chảnh đâu... nó chỉ là nơi đã ghi dấu chân thời gian ... nơi chứng kiến một Đà Lạt đổi thay... Nơi dừng chân của Trịnh Công Sơn, của ca sĩ Khánh Ly,... Và tất nhiên, nó đã sừng sững tồn tại hơn nửa thế kỉ rồi...  


Lược sơ qua về thành phố được mệnh danh là tiểu paris đấy nhé... Mỗi người hãy tìm hiểu thêm cho mình về một Đà Lạt rất thơ đấy nhé... Vì ở đó đang còn rất nhiều điều để cứu rỗi những ai đang chỉ muốn check in... hãy đến với nhà thờ con gà, hay sao lại là hồ xuân hương,... tất cả đang chờ một ai đó hiểu thêm từng nơi mình qua.. để chuyến phượt sẽ chất hơn.... Còn nó, điểm đến khám phá tiếp theo sau khi rời quán coffee Tùng ấy chính là BẢO LỘC... cũng là thành phố... cũng thuộc tỉnh Lâm Đồng... chỉ cách Sài Gòn 190KM thôi,... nhưng nơi đây, thường chỉ là nơi nghỉ chân của các phượt thủ  trước khi lên đường đi Đà Lạt... Thế nên, hãy tự hỏi... ở Bảo Lộc có gì nhé...

Nó lang thang ở khu công viên Bảo Lộc... ghé đại vào một quán cà phê quanh hồ... Cảm nhận đầu tiên là không khí ở đây cực kì ổn... không quá lạnh như Đà Lạt mà cũng chẳng nóng như SG... một không khí vừa đủ ta cảm nhận sự tĩnh đến lạ thường. Thế là nó biết thêm một chút... ngươi dân nơi này, không gọi đó là công viên Bảo Lộc như anh google đã nói... mà đây là Hồ mới... tên gọi cũ là Hồ Đồng Nai. Lần nữa nó được confirm lại là chính xác bởi một người con gái đặc biệt nơi đây cho biết lại... Thanks you so much..!

Rồi nếu để ý... mọi người sẽ thấy tên gọi B'Lao xuất hiện khá nhiều ở nơi đây... ngay cả với những cơ quan hành chính sự nghiệp cũng gắn liền với tên B'Lao như quỹ tín dụng nhân dân B'lao... thế là nó lại hỏi... rồi có ngay câu trả lời... B'lao là tên gọi cũ của thành phố Bảo Lộc. Thế mà làm nó vò đầu suy nghĩ mãi..! Chưa hết... tên gọi B'Lao này kéo dài từ Bảo Lâm cho đến Bảo lộc và cả Định Quán... Và giờ, B'Lao chỉ còn lại là tên gọi của 1 phường... sau khi tách huyện, xã... Nhưng với những người nơi đây... họ vẫn thường gọi Bảo Lộc với tên là B'Lao để khơi gợi nhiều suy tư, hoài niệm về những ngày tháng cũ... Nơi đây tập trung đa số người dân tộc Châu mạ và người Khor.. .Thế nên, ý nghĩa của tên B'lao rất lạ này cũng khác nhau... theo đó, Với già làng người Mạ, thì B’lao là đám mây bay thấp, còn với người Khor, thì B’lao mang ý nghĩa về sự tốt đẹp.... 

Mới chỉ là cái tên thôi... nó đã cảm thấy hào hứng để khám phá nơi này rồi... quá nhiều ý nghĩa tốt đẹp ở từng địa danh và nó gắn liền với lịch sử nơi đây... Tạm biệt li cà phê B'lao... Nó lang thang và đứng trước môt nhà thờ rất lớn nằm ngay mặt tiền đường Trần Phú. Thoạt nhìn, đây là một nhà thờ với nét kiến trúc rất độc đáo... nó khác thường so với những nhà thờ khác mà nó đã đi qua... Kế bên nhà thờ là một "con hẻm" khá lớn với tên gọi là đường Bế Văn Đàn... Nhìn thấy tiệm bánh bèo Bố Già... nghe nó là lạ mà quen... thế là theo chỉ dẫn tôi ghé vào thướng thức.... thế mới biết, nó đã được tồn tại hơn 30 năm rồi... nó đã như một, nhân chứng sống cho nơi này... cho những đổi thay và là nơi của sự nối nghiệp nghề bánh này. Trò chuyện với cô chủ một chút về nơi đây... rồi tìm hiểu môt chút qua báo chí... thế mới biết, ngôi nhà thờ ấy là thiết kế cuối cùng của người đã thiết kế Dinh Độc Lập, với sức chứa lớn nhất trong tất cả các nhà thờ Việt Nam.. sức chứa lên tới 3000 giáo dân và điểm đặc biệt nhất đó là thiết kế theo  hình " bánh chưng, bánh giầy " duy nhất ở Việt Nam. Chỉ như thế thôi, đã tạo nên sự đặc biệt không lẫn nơi nào của một B'lao... đáng tự hào, là một trong những biểu tượng của vùng đất này, Điểm không thể thiếu, đó là được xây dựng 1994 và hoàn thành 1999...

Một buổi chiều thật ý nghĩa... thế là nó check in ở một ks nằm ngay trên đường ... Nó lại tiếp tục khám phá nơi này,... lựa chọn cho mình tiếp đến là một quán cà phê ...bởi nói đến Tây Nguyên... thì thứ đặc sản tất nhiên là Cà Phê rồi... 

Cảm giác ngồi nhâm nhi li cà phê nơi đây thật tuyệt... mọi thứ cứ như trôi đi rất chậm... nó khác hẳn với sự xô bồ ở chính Đà Lạt khi lượng du khách đổ về đây quá lớn, khi tính thương mại được đặt lên và khi mô hình kinh doanh được triển khai ... nó mất đi nét đặc trưng và hoang sơ..! từng phút... nó cảm nhận một  cách trọn vẹn... khoảng lặng lại tìm về... những câu chuyện của chính nó lại hiện ra... và đâu đó là cái thắt mạnh nơi lồng ngực... Nhưng chính nơi này, có thể là liều thuốc tốt cho những cơn stress qua nhanh nhất, những nỗi buồn được xoa dịu... và không khí nơi đây lại là liều thuốc mê hoặc từng con người ...để tinh thần luôn thoải mái nhất, để du lịch là khám phá, là chiêm nghiệm và là nơi tìm về... Bảo Lộc là vậy... Nó không cần những ai tới check in... không cần  nhưng khách du lịch đến chỉ vì nó  gần Đà Lạt... Bởi nó là nó.. là một Bảo Lộc rất riêng mà không phải ai cũng cảm nhận được.. nó như li cà phê... cần phải có người biết cách uống, biết cách thưởng thức và biết nó là ai... Thế nên, vì sao Bảo Lộc vẫn đang còn mộng mị như nàng công chúa trong mơ... 

Rời li cà phê thơm lừng ấy... nó lại được thưởng thức một cách cực riêng của nơi đây... là sữa đậu nành... được bày bán theo một dọc dài của đường Trần Phú ... trước mặt nhà thờ... Nó đặc trưng bởi hầu hết... những người dân nơi đây kể cả những nam thanh nữ tú đều ngồi thưởng thức nó như một thói quen mỗi tối... Ôm trọn li sữa đậu để hơi nóng làm ấm lòng bàn tay, mắt hướng nhìn mọi thứ xung quanh.... nếu là đi một mình.. và là những câu chuyện rôm rả của một nhóm bạn... Mọi thứ đẹp đến lạ thường... bởi B'lao và bởi một không khí tuyệt vời..! và với nó... ngắm nhìn mọi người xung quanh, cùng hoà mình vào tiết trời và con người nơi này... Môt người lạ như nó cũng trở nên quá đỗi quen thuộc với nơi này... Bởi nó tìm được mình trong một B'lao nên thơ...

Sớm tinh mơ... nhờ sự trợ giúp từ tiếp tân... nó biết đến món bún bò cũng đã tồn tại rất lâu rồi... mà người dân nơi đây, quen gọi nó với cái tên bún bò hẻm nhà thờ...Bởi nó không có tên..! quá ngon.. quá tuyệt vời... quá đông và thấy đâu đó là sự tự hào về quán bún này.... một nét ẩm thực lạ mà quen... No căng cái bụng rồi, nó lết người cưỡi con ngựa sắt để đến với thác ĐamBri - đươc mênh danh là huyện thoại giữa đại ngàn Tây Nguyên.. nó chỉ cách thành phố Bảo Lộc 18Km thôi... với hai bên đường thoáng mát... vài bản nhạc du dương.. đã đưa nó đến với dòng thác... Đúng thât, nó rất hùng vĩ.. rất huyền thoại.. đúng như danh của nó. Điểm hùng vĩ ai cũng biết đó là ... dòng thác này là cao nhất Lâm Đồng với độ cao 90 mét... đổ xuống tạo thành một khung cảnh rất " vi diệu " đấy. Tìm hiểu nhanh về những người hướng dẫn viên nơi đây... thì ĐamBri nghĩa là " đợi chờ " ... đó là một truyền thuyết.. được tóm tắt: Nơi dòng thác là nơi hẹn hò của một đôi trai gái người dân tộc k'ho. Bỗng một ngày chàng trai biến mất không một dấu vết... người con gái cứ chờ mãi, khóc mãi,... lâu ngày nước mắt đọng lại và chảy thành dòng thác lớn... thế nên người K'ho đặt tên dòng thác này là ĐamBri nghĩa là chờ đợi... Thật hay và ý nghĩa thật... 

Đồi chè nữa chứ?! Mém nữa là nó quên mất...  nó lại hỏi người dân nơi đây.. vòng vèo đi ... trước mắt nó là đồi chè rộng bất tận... phóng tầm mắt nó cũng không thấy hết... quá đẹp... nó chỉ muốn ở lại nơi này mà không cần đi đâu... đúng không hổ danh là thành phố trà... với diện tích trồng trà lớn nhất Lâm Đồng. Mọi thứ như môt bức tranh.. và tất nhiên, nó không quên tám với những người trồng trà nơi đây... thế nên nó đã tự trả lời cho câu hỏi của mình... đúng thật, nơi đây trồng chủ yếu là trà oolong với thân cây thấp va thương hiệu trà B'lao đã gắn liền với người dân nơi đây cũng như với những tín đồ trà rồi... Không quên thưởng thức ly trà ấm oolong... nó thật sự khác so với vùng tây bắc ... trà nơi đây có vị chát nhiều hơn, ngọt hậu và rất thơm... mặc nhiên không có vị đắng...  Một điểm hâp dẫn không thể chối bỏ..!

Khá tâm linh... nên nơi nào nó đên, nó cũng muốn tìm hiểu và được hành hương ở những ngôi chùa hay cả những nhà thờ... ở đây, điểm đặc biệt mà nó cảm nhận ngoài nhà thờ Bảo Lộc đã nói ở trên thì tu viên Bát Nhã ở ngay trên đường vào thác  ĐamBri và Chùa Di Đà được xây dựng theo phong cách của người Châu mạ. Một điểm đặc biệt ở chùa Di Đà đó là những cái chuông được làm thủ công nghe rất lạ tai... và chùa Di Đà với tinh thần  " yêu thương và tha thứ " - chắc chắn sẽ là điểm  dừng chân vô cùng lý thú  của những ai theo đạo... và bởi nó nằm ngay sau thác ĐamBri... đồng nghĩa với con đường tới chùa Di Đà khá khó đi và đây là một trải nghiệm đáng nhớ nhất... Ghé chùa Di Đà chốc lát... Nó lại quay về thành phố Bảo Lộc bởi trời cũng đã xế chiều... 

Mệt nhừ người... nhưng tinh thần thì vô cùng sảng khoái ...bởi mọi thứ về Bảo Lộc đang được mở toang ra, đã có đáp án gần hết và nó thấy những người dân nơi này là những người hạnh phúc nhất khi đang có tất cả mọi thứ đều quá tuyệt vời này. 

Đêm lại xuống, nó lại lên đồ.... vì khá mệt nên nó lết lên quảng trường... nơi được mệnh danh là thiên đường ăn uống ở Bảo Lộc... Đúng thật, rất nhiều quán ăn vặt... rất ngon với giá khá rẻ... nên tha hồ nó thưởng thức. 

5h sáng ngày hôm sau... nó quyết đinh đi săn mây... địa điểm và nơi săn nó đã có... thế là lên đường thôi... Ôi trời, nó lạnh bà thím luôn... nhưng vì tính khám phá nó vân rất tươi... tới nơi... khung cảnh trước mắt thật như đang ở thiên đường... nó cứ nghĩ là mình đã lạc vào xứ thần tiên nào đó rồi... ngắm và cảm  nhận thôi... nó pha một ấm trà đã chuẩn bị sẵn... rồi thưởng thức cùng với mây, với khí trời... Cảm giác nhắc lại thôi đã lại muốn lên đường rồi... 

Trời cũng đã quang... mây cũng đã lùi xa... Nó leo lên con chiến mã... đi vào đập thuỷ điện Đamri mà theo dân phượt gọi là đèo triệu hải... đường đi siêu khó, nhưng bù lại là siêu đẹp... khi tới nơi thì không cần phải bàn cãi... đúng là mọi gian khó qua rồi thì bạn sẽ nhận được phần thưởng rất xứng đáng... Một cái hồ to đùng đùng... dân phượt gọi vui với tên " lục kính hồ " hay hồ gương xanh... bình yên, thanh thản và say lòng với bất cứ ai khám phá nơi này... Sở dĩ, nó không trình bày cụ thể đường đi ... vì theo nó, nếu đã là dân phượt ... hãy tự khám phá bằng cách riêng của mình để cảm nhận mỗi bước chân ta qua là cả một thế giới rực rỡ... nơi kiến thức và sự hồ hởi không bao giờ cạn...


Quay về khi trời cũng đã về chiều.... Hồ Nam Phương là điểm dừng chân khám phá cuối cùng sau chợ mới Bảo Lộc... Nếu như mọi người đều cho rằng Hồ Nam Phương được nằm ngay bên đường lớn thì mọi người chỉ đang biết được 1/2 thôi.. bởi có tới 2 hồ Nam Phương... nó cách nhau không xa... nhưng phải hỏi người dân nơi đây thì bạn sẽ biết... bởi nó không hề dễ biết...  Đây là nơi mà những người dân bản xứ tới hóng mát mỗi khi ngày nắng và là nơi câu cá giải trí... thêm một chi tiết... hồ Nam Phương 1 và 2 được ngăn cách bởi con đập dài khoảng 150m. Nhưng câu hỏi trong đầu nó như bao lần: " Tại sao lại là hồ Nam Phương? tại sao lại là cái tên này? " vì theo nó ... nó rất không hợp với vùng đất này... hay hồ này chảy về phía nam... hay một cách như thế nào đó... mà nó được đặt cái tên rất hoa mỹ... Hồ Nam Phương... Nó vẫn đang trong vòng bí mật... 



Thế là 3 ngày khám phá Bảo Lộc cũng đã xong rồi... giờ là lúc nó về SG phồn hoa... về với thực tế ... với sự xô bồ và nhịp sống quay cuồng... 

Chào nhé.. Bảo Lộc... Ta sẽ còn quay trở lại....
#BaoLocChoMotAnNhien



Không có nhận xét nào: