Trang

18 +++ = HÌNH ẢNH CHO GIÁO DỤC ...

Không phải đây là cụm từ mới mẻ trong thời đại này… mà đơn giản là nó hàm ý cho những ý nghĩa của tuổi mới lớn…
18 +++ và hơn thế nữa… Khi mà mọi người ai cũng sẽ phải lớn…ai cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước những hành động của mình… trước bản thân, pháp luật hay với những người xung quanh mình…
Nó thể hiện cho cá tính và cái tôi đang lớn của lứa tuổi… Nó là sự giao thoa giữa điểm cuối của sự nũng nịu và điểm đầu của sự trưởng thành bắt buộc…
Ở Việt Nam  - Có lẽ sẽ cảm nhận một cách rõ rệt nhất… Khi mà lứa tuổi 18 …Với những người đi học..sẽ bước vào một chân trời mới… bước vào cuộc sống của đời sinh viên..nới mọi thứ phải tự túc từ việc chăm cho bản thân đến suy nghĩ về một tương lai.. Đó là cái lý tưởng…nhưng có vẻ lứa tuổi này ở VN vẫn chỉ là….ăn, chơi và học…ở phần lớn mọi người…số ít sẽ đi làm thêm hoặc tự kinh doanh nho nhỏ để trang chải cuộc sống hiện tại cho những khoản thu chi vội vã … Nó cũng là cái cách đỡ đần cơm áo gạo tiền cho cha mẹ..khi mà hoàn cảnh không được như những bạn cùng lứa… Nói cách khác cho dễ hiểu thì…ở Việt Nam..lứa tuổi này…họ vẫn thực sự chưa chịu tiếp thu cái trưởng thành để tăng khả năng thích nghi với môi trường mới mà họ phải có như chịu đựng áp lực, tự đi làm và giúp bản thân mạnh mẽ,..tinh thần cũng được cải thiện nhiều hơn trong suy nghĩ… Rất nhiều điều mà họ cần phải  có… Nhưng theo ý nghĩ chủ quan của tôi..khi tiếp xúc đa số và phần lớn với họ… Họ chỉ được cái..rất tự tin với kiến thức rỗng tuếch và thiếu kinh nghiệm cuộc sống, kỹ năng mềm là điều sa xỉ dù cụm từ này..trong các giảng đường không thiếu… Có lẽ sự tự tin của họ có được từ sự phát triển nhanh chóng của xã hội, hay khả năng tài chính vô hạn mà phụ huynh luôn chu cấp cho họ…đến những bữa  tiệc tùng xa hoa tại các vũ trường của những anh/chị tỉnh lẻ.. Thực sự tấm gương cho họ không thiếu…rất nhiều bạn trẻ đã và đang đạt được khá nhiều thành công …Nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ… Nó giống như sự phân hóa giàu và nghèo ở VN ..với khoảng cách rất xa… Điều gì biến giới trẻ…9X như vậy..Đầu tiên phải kể đến trước khi họ tới các giảng đường… họ đã bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào bộ não..đến nỗi ..họ chấp nhận một cách vô thừa nhận..là cứ tốt nghiệp lớp 12 rồi sẽ được tự do và được thỏa mãn với những gì mình thích… Vậy trước đó thực sự chuyện học hành với họ như kiểu 1 sự hành hạ.. Điều này tôi cũng đã từng cảm thấy và nghĩ như  vậy.. Chuyện học 12 năm ở VN là điều vô cùng gian nan và học theo kiểu bác học… Thực sự tới giờ tôi không biết những kiến thức tôi học sẽ giúp ích được gì cho cuộc sống hiện tại.. mà tôi chỉ dám ngụy biện cho 12 năm học đó là sự rèn luyện tính cách với nhẫn, tâm, đức,.. và ở đó là sự truyền đạt kiến thức của các thầy cô nhằm mục đích giúp chúng ta tự lực phân tích mọi vấn đề… 12 năm học tôi có thể nghĩ như vậy để tự bào chữa cho 12 năm hoang phí với mục đích ngắn gọn như vậy… Trong 12 năm học …ở thế hệ 8X và nhất là ở tỉnh lẻ thì chỉ có học và học.. sáng học, chiều học, tối học,… và chỉ với duy nhất một mục đích là … Đậu vào trường ĐH Danh Tiếng hoặc sẽ Tai Tiếng…nhằm giữ được danh dự cho gia đình nhất là với những gia đình nho giáo hoặc có địa vị xã hội, chức tước thì việc học của con cái là bộ mặt hãnh diện của phụ huynh…cho nên …ngoài việc học ở trường với vô vàn thứ vất vả ..cày ải trên lớp…với kiểm tra và kiểm tra… thì chuyện học thêm, học nếm,… được nhồi nhét cho con em..,một cách không thương tiếc… Thế nên… Không chán mới là lạ.. Tôi không phải là học sinh “bờm” – cũng đã thi tỉnh với những giải khá cao.. nhưng cái câu hỏi …mình học mà không vui,  không mục đích rõ ràng, không ý nghĩa cho thực tế thì liệu có mấy người đủ kiên nhẫn để theo học..và đạt được những thành tích cao.. mà ở VN thực tế…mày học có giỏi ngay cả ở ĐH thì …đi làm chưa chắc gì mày hơn được thằng tốt nghiệp loại Tạm biệt hoặc khờ khạo… Thật buồn cho thực tế… Nghĩa là sao, nghĩa là khi 18 +++ bắt đầu tốt nghiệp THPT để bước vào ĐH hoặc CĐ hoặc TC mà nói chung là đi tìm nghề cho mình thì họ không được trang bị hành trang thiết yếu cho mặt trận.. Nói dễ hiểu hơn là …suốt 12 năm học thì hành trang cho mỗi người là sách vở, là kiến thức, là kiểm tra,… chỉ như vậy thôi… Và  cứ mang cái hành trang cùi mía đó vào mặt trận mới thì liệu con em nào trụ vững được với những cái mới mẻ của xã hội, sự tự do đến nỗi thích thú của các bạn vừa thoát khỏi ngục tù 12 năm… đến cái dụ dỗ của thời đại số… tất cả tạo nên cơn ảo mê hoặc mọi giới không riêng gì những người có kinh nghiệm đời… Huống chi nói đến một chiến sĩ ra mặt trận mà chỉ có kiến thức của 12 năm  với đại số, ngữ văn, địa lý,… Ai mà đi nói chuyện này ở mặt trận mới… nơi mà những kỹ năng mềm sẽ được tôn vinh với những chiến thuật tiếp cận hợp lý, nên ở nơi nào, nói những gì và cần học ai ..học gì… chọn nghành nghề dựa vào điều gì.,… tất cả những kiến thức ấy… chẳng ai dạy.. mà cứ bắt con em…phải lao vào mặt trận đời…chứ không phải là mặt trận kiến thức nữa…
Đừng nói họ bao gồm tôi, bạn, phụ huynh, xã hội,… toàn thể mọi người… không hề biết chuyện này… Chúng ta biết và chịu trách nhiệm cho những mầm non này… Và họ chọn cách gì… Với những phụ huynh thì đó là sự chu cấp tiền bạc mạnh mẽ và cho học tiếp tục với những yêu cầu của con cái…nếu đứa con có nhận thức tốt thì đồng tiền cha mẹ bỏ ra có hiệu quả… nói về kinh tế thì hơi buồn cười.. khi nhà đầu tư không cần biết đến hiệu quả và năng lực của nơi họ đang đầu tư nhưng vẫn đầu tư… giống theo kiểu nhà nước… Nhìn vào mảnh nhỏ cuộc đời mà thấy kinh tế nước nhà ..hơi  buồn… Trở lại  chủ đề trên… thế thì phụ huynh đã và đang vẫn chọn cách đầu tư vì thể diện gia đình ….vì mong muốn con cái có được một công việc tốt sau khi học xong.. Nhưng họ nào biết… Đầu tư không rõ ràng thì sẽ chịu nhiều rủi ro.. Đối với giáo dục thì sao… Có hàng tá trường ĐH, CĐ, TC, ..ra đời để đáp ứng nhu cầu về vấn đề sĩ diện cho toàn dân VN đều muốn con em học trường ĐH nhưng vấn đề về chất lượng thì nào có nơi nào chứng nhận được …mà chỉ có người học mới tự cảm được …hoặc dựa vào danh tiếng của trường  Công lập và Dân lập…Hơi tàn nhẫn khi phụ huynh lại đầy con cái vào những vòng xoáy giáo dục…mà người học là con họ cũng chẳng biết học ĐH làm gì? Đơn giản thôi… Đừng trách họ… Vì họ không được trang bị điều gì khi sau 18+++ cả… Họ bị thụ động mọi thứ…từ những suy nghĩ, định hướng cho đến tương lai mù mịt..họ đều mù tịt… Với quá nhiều thông tin và  cam kết ảo của các trường nhưng thực tế thì sau khi tốt nghiệp họ…đì về đâu thì chẳng ai biết chỉ thấy sự thất nghiệp diễn ra thường xuyên hay chọn công việc không đúng chuyên môn cũng là thương hiệu ở VN rồi.. Vậy lỗi này thuộc về ai.. hay chỉ là sự tố cáo cho hệ thống giáo dục, cấp quản lý đầu não đang vô cùng bế tắc trong khâu đào tạo, và quản lý giáo dục…
Có chăng lạ sự chữa cháy với những hội thảo này nọ …mà chẳng mang ý nghĩa gì ngoài việc vẫn ép sinh viên đi…và giáo điều…chỉ mang đơn sắc đến ngán ngẩm.. Nói chung là dễ gây ngủ ngay và luôn… Đó là những mảng tối ….của nền giáo dục… Nhưng vẫn có những sinh viện tự bứt phá ra và thành công dù đang ngồi ghế ở nhà trường… nhưng sự thành công ấy có bao nhiêu phần trăm từ sự giáo dục của phụ huynh hay nhà trường..nói chung là nền giáo dục… 0% đó là câu trả lời… Vì ở cả 2 khía cạnh này không tương tác đủ lớn để họ có thành công… Với gia đình là sự đặt nặng về tình cảm cho những hộ không mấy dư giả… và với sự phung phí tài chính đến nỗi bỏ mặc con em cho những gia đình có của ăn của để… Còn giáo dục thì không bàn tới…. Vì nói quá nhiều rồi và là chủ đề không hồi kết… Nhưng báo chí lại lấy những sinh viên đó làm tấm gương cho mọi sinh viên… Liệu có thực sự là tấm gương…khi mà không phải ai cũng đủ may mắn hay bản lĩnh tự kinh doanh hay tự suy nghĩ để thành công trong cái suy nghĩ đã ..chứ chưa nói đến vật chất hay thương hiệu bản thân… Sao họ có thể làm được?  Nói là tấm gương thì tôi chỉ công nhận ở 12 năm ăn học từ trước 18+++ vì ở đó nếu bạn cứ học cần cù… học mãi…học siếng thì bạn sẽ giỏi… Nhưng ở ĐH ..bạn cứ như vậy….thì ra ngoài xã hội bạn sẽ chẳng là gì… Đơn giản thôi..vì thứ bạn học là thứ yếu của xã hội ..thứ mà không cần thiết lắm…
Quả thật lứa tuổi 18+++ ở VN đáng thương? Ngay cả việc giáo dục giới tính thì lứa tuổi này hầu như là mù tịt ..khi mà họ buộc phải lớn..phải trải qua ở dòng chảy cuộc đời này.. Thì 12 năm ăn học của họ…không hề được đề cấp tới… cũng như ..nếu con hay thằng nào mà xem Web đen với bất kì hình thức nào đều được xem là điều đáng xấu hổ…và bị cấm đoán.. Ở tuổi tôi là thế.. .Nhưng giờ thì họ quá bạo..bạo đến nỗi không thể kiểm soát… Đơn giản… vì đó là sự xấu hổ thì họ chỉ xem lén lút và bị thôi miên vào trò chơi ân ái đấy thôi còn giáo dục về điều ấy có mấy ai dậy…mấy ai chỉ bảo… trên gd thì càng không..mà thay vào đó thì các hoạt động tuyên truyền rộng rãi nhưng hiệu quả thì ai mà biết… Vẫn là cách khắc phục hậu quả phần ngọn… Và hệ lụy từ những điều này thì quá nhiều… không thể kể hết được.. yêu sớm..chia tay nhanh …là cụm từ không mấy xa lạ nữa…

18+++ ở VN đang xuống cấp với  sự đáng xấu hổ của những người lớn… những người được giáo dục tốt của hiện tại…nhưng chỉ là sự tự học..hoặc tự ngã..tự đứng nên việc giáo dục cho thế hệ sau là điều không thể.. Trách nhiệm có lẽ thuộc về nhà nước… các cấp quản lý… những người quyết định những đơn vị sách cho mỗi cấp học…Có chăng nên bỏ đi ít tư tưởng cổ hủ cho những môn họ vô vị và thay vào đó là điều kiện cần và đủ cho thế hệ bước vào mặt trận kinh tế mới…Để họ có thể tự hào và hãnh diện với những gì mà thế hệ trước đã làm… Đừng để những hội chứng kim tan… những lịch sử của các nước khác cũng như nền văn minh tiên tiến khác …làm lu mờ đi một nền giáo dục với những tấm gương sáng chói của 12 năm học.. hãy tiếp nối tấm gương đó một cách tự hào…ở sau 18+++ … ở những gương sáng mà họ có thể soi vào và thấy mình… Chứ đừng đưa gương ra…mà hộ chẳng biết học được gì trong ấy…vì sự giáo dục chẳng có hiệu quả…
18+++ Việt Nam… Đang là hình ảnh cho sự quản lý cũng như năng lực của mọi cấp hiện thời.


Tôi mơ về một ngày mai..!
Trên là những quan điểm chủ quan của tác giả.... 

Không có nhận xét nào: